Với tình trạng tiểu đường đang chiều hướng gia tăng chóng mặt và dẫn đến nhiều mối lo ngại sức khỏe. Mỗi người chúng ta cần có những hiểu biết nhất định về nó đề ngăn ngừa, đề phòng và có bệnh pháp khắc phục khi mắc phải.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là một bệnh nội tiết chuyển hóa mạn tính, có yếu tố di truyền. Bệnh tiểu đường đặc trưng bởi sự tăng đường huyết, nguyên nhân chính là do thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường, đạm, mỡ và các chất khoáng.
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường:
- Thường xuyên buồn tiểu
- Thường xuyên khát nước
- Hơi thở có mùi khó chịu
- Thị lực bỗng nhiên mờ
- Tê bì chân tay
- Các vết thương/bầm lâu lành
- Sụt cân mất kiểm soát
- Thường xuyên mệt mỏi dù ngủ đủ
- Nhiễm nấm âm đạo
- Những đốm tối màu trên da
- Thường xuyên bị ngứa
Phân loại bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có 3 loại chính là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bệnh tiểu đường tuýp 1: là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài, gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng đường huyết.
Tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở những người có độ tuổi khá trẻ, chủ yếu là trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên. Loại tiểu đường này có liên quan đến yếu tố di truyền.
Bệnh tiểu đường tuýp 2: là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90 – 95% tổng số bệnh nhân tiểu đường, thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao nên ngày nay nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi.
Khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với insulin và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này. Thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng thì nó sẽ tích tụ lại trong máu. Yếu tố di truyền và lối sống có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bệnh tiểu đường thai kỳ: là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai, loại bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả mẹ và bé nếu không được điều trị. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi chuyển dạ.
Những biến chứng của bệnh của bệnh của tiểu đường
Biến chứng cấp tính: Biến chứng do tăng đường huyết có thể tổn thương não, hôn mê nhiễm ceton axit, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu quá nặng. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Biến chứng mạn tính:
- Tim mạch: Đường huyết tăng cao kéo theo hàng loạt các rối loạn khác như rối loạn mỡ máu, nội mô khiến mạch máu bị tổn thương, tạo cơ hội cho các mảng xơ vữa hình thành, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan (tim, não, bàn chân…) hoặc tạo ra các cục máu đông gây nhồi máu, đột quỵ.
- Suy thận: Thống kê cho thấy, khoảng 1/2 bệnh nhân tiểu đường bị suy thận. Biến chứng này có thể xuất hiện ngay tại thời điểm chẩn đoán (tiểu đường type 2) hoặc sau 10 năm mắc bệnh (tiểu đường type 1).
- Tổn thương thần kinh: Tổn thương thần kinh cũng là biến chứng phổ biến và xuất hiện sớm nhất gồm bệnh thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vật.
- Biến chứng bàn chân: Nguyên nhân do tổn thương thần kinh và mạch máu nuôi ở bàn chân. Vết thương hoại tử ở bàn chân không lành, càng ngày càng nặng lên dẫn đến đoạn chi.
- Nấm da chân: Khi đường huyết tăng cao không kiểm soát, cơ thể bị suy giảm miễn dịch và dễ bị nhiễm nấm, đặc biệt là ở vị trí tiếp xúc với nơi ẩm ướt, nền đất bẩn thường xuyên như bàn chân. Nấm da chân, kẽ chân làm cho da chân bị đỏ, ngứa và nứt da. Vi khuẩn có thể xâm nhập xuống vùng mô bên dưới và gây nên bội nhiễm.
- Nấm móng: Móng chân, tay bị nhiễm nấm thường bị thay đổi màu sắc móng (chuyển sang màu vàng nâu hoặc trắng đục), móng dày sừng, dễ gẫy và bị tách ra khỏi giường móng, một vài trường hợp móng bở và bể vụn.
- Vết chai: Những vết chai ở vùng lòng bàn chân xuất hiện trên người đái tháo đường là hậu quả của việc thay đổi vị trí chịu áp lực và tì đè khi cấu trúc bàn chân bị thay đổi. Lâu ngày vi khuẩn có thể xâm nhập vào những tổn thương da vi thể xung quanh các vết chai làm vùng da nhiễm trùng, chảy mủ.
- Nổi phỏng nước: Chân bị phỏng nước khi người bệnh đi giày, dép cứng, kích thước không phù hợp nên cọ xát vào vùng da chân gây phỏng nước. Phỏng nước nếu không được giữ sạch sẽ, bảo vệ thì nguy cơ cao gây loét và nhiễm trùng.
- Ngón chân vẹo ngoài: Tật ngón chân vẹo ngoài xảy ra khi ngón chân cái bị vẹo về phía ngón chân trỏ tạo một mỏm xương nhô ra tại ngón chân cái. Tật này có thể là bẩm sinh hoặc do sinh hoạt gây ra (mang giày cao gót có phần mũi giày quá chật). Khi bị tật này, áp lực bàn chân bị thay đổi và dồn vào ngón chân cái khiến ngón cái bị sưng, đau, tấy đỏ.
- Da khô: Đây không chỉ là một trong những biến chứng thần kinh tự chủ của đái tháo đường mà còn là hậu quả của viêm tắc động mạch chi dưới, gây khô da vùng thân dưới. Da khô nứt nẻ làm vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào mô dưới da gây nhiễm trùng.
- Loét da: Loét da có thể xảy ra tại các điểm tì đè, các vết chai tại lòng bàn chân tạo thành lỗ đáo. Loét da trên người đái tháo đường thường lâu lành, điều trị bao gồm kháng sinh (nếu có nhiễm trùng), gọt bớt vùng da chai và phòng ngừa loét tái phát bằng các loại giày dép đặc biệt giảm bớt áp lực vùng bị loét.
Ngón chân hình búa: Tật ngón chân hình búa xảy ra khi các cơ gian cốt phần mu bàn chân bị teo làm co rút các gân duỗi ngón vùng mu chân. Các ngón chân sẽ bị quặm xuống đất và lâu ngày bị loét. Chỗ tì đè đầu các ngón chân và xương đốt bàn cọ xát thường xuyên với giày có thể bị loét, nổi bóng nước hoặc chai.
Để xử lý vết lở loét da do tiểu đường đúng cách sẽ giúp vết loét mau lành và tránh được hậu quả nghiêm trọng thì gel đặc trị và phục hồi viêm loét cho bệnh nhân tiểu đường MANUKAderm sẽ lựa chọn hoàn hảo nhằm cải thiện các cấp độ biến chứng ở bàn chân.
Kem bôi MANUKAderm là 1 loại gel điều trị viêm loét ở chân do bệnh tiểu đường gây ra. Đây được xem là phương pháp điều trị tại chỗ đặc biệt không chứa hoạt chất sinh-hóa, an toàn và mang lại hiệu quả tuyệt vời. Sản phẩm được nghiên cứu và điều chế dựa trên công nghệ hiện đại, kết hợp cùng nguyên liệu thiên nhiên, chuyên dụng điều trị các vết loét do bệnh tiểu đường ở nhiều cấp độ, có thể sử dụng cho vết thương lâu lành và bỏng mạn tính bằng sức mạnh của tự nhiên.
Gel đặc trị và phục hồi viêm loét da cho bệnh nhân tiểu đường MANUKAderm đã được chứng minh lâm sàng đặc biệt dành cho các bệnh nhân tiểu đường và loét lâu ngày.
Ngoài ra, nó còn được mệnh danh là một loại gel chăm sóc da đặc biệt giúp làm dịu và điều trị loét da ở bàn chân, vết thương hở, loét điểm tủy, da khô nứt nẻ, chàm, mụn rộp,... và các bệnh rối loạn da mãn tính khác.